PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS VĂN HỘI
Video hướng dẫn Đăng nhập

      Nhằm thực hiện Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đồng thời tạo điều kiện cho HS tìm hiểu những kiến thức về các di tích lịch sử văn hóa, có cơ hội trải nghiệm thực tế, từ đó hình thành những kiến thức, kĩ năng cho HS, trường THCS Văn Hội đã tổ chức cho HS đi trải nghiệm sáng tạo vào ngày 28-3-2018 tại K9 và làng văn hoá các dân tộc Việt ở Ba Vì – Hà Nội

     Đúng 6h45 cuộc hành trình bắt đầu. Điạ điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Khu di tích K9

K9 Nằm trên núi U Rồng thuộc dãy Tản Viên, Đá Chông mang vẻ đẹp nguyên sơ tĩnh mịch với những hàng thông xù xì, vạm vỡ, lá kim vi vút bốn mùa. Xen kẽ là những loài cây gỗ lớn lá rộng có hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi, từng là căn cứ địa của Trung ương và Hồ Chủ Tịch thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thành phố Hà Nội) cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 70km.

Tháng 5/1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà, buổi trưa, Hồ Chủ Tịch nghỉ ăn cơm tại một khu đồi ở Đá Chông. Người đã nhận ra linh khí trong thế núi hình sông của vùng đất này. Dãy Tản Viên Sơn ở phía Đông, dãy Thiết Sơn ở phía Tây lại thêm Đà giang độc đáo liền kề, xét theo phong thủy thật là đắc địa cho việc dựng căn cứ..Người trao đổi với các đồng chí trong đoàn muốn chọn nơi này làm khu căn cứ của Trung ương, đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc

Khu di tích Đá Chông còn gọi là K84, trước đây gọi là K9. Khi Bác của chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng, nơi đầu tiên ướp bảo quản thi hài Bác là Viện quân y 108, cơ sở đó gọi là K75 A. Hội trường Ba Đình nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới 9/9/1969 gọi là K75 B. Tới khi đưa Bác lên yên nghỉ ở Khu di tích Đá Chông thì gọi là K84 (tức là K75 + K9 = K84), đây là địa điểm tốt, lí tưởng có phong cảnh đẹp, giao thông thuận tiện, có sông Đà chảy qua, khí hậu trong lành, yên tĩnh, đất đai rộng, là địa điểm kín, nhiều cây che phủ, dân xung quanh thưa thớt (trước đây), có điều kiện giữ gìn bí mật, thuận tiện cho tăng gia sản xuất để nuôi bộ đội.

 Vừa đặt chân đến nơi, chúng tôi xếp thành hàng và đi tham quan một vòng quanh khu di tích. K9 rất rộng, con đường nào cũng sạch sẽ. Đồi thông có độ tuổi gần 100 năm, xen kẽ với những cây gỗ cao, tán rộng như: Long não, Sau sau, Trám… tạo thành những vạt rừng rậm rạp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi đến khu Nhà tưởng niệm tham gia Lễ báo công dâng Bác để thắp hương và lắng nghe lịch trình tiếp theo.

 

Chúng tôi tiếp tục đi tham quan ngôi nhà làm việc, dừng chân tại đó và lắng nghe chị hướng dẫn viên thuyết minh. Ngôi nhà có tầng một là phòng họp và tầng hai là phòng làm việc của thư kí Vũ Kì. Con đường xung quanh trải đầy những viên sỏi, với chúng tôi thì thật khó đi. Song với Bác, đó là một cách để luyện cho “chân cứng đá mềm”, vừa là để làm mát chân, vừa là để tạo ra tiếng động khi kẻ thù đến.
Men theo con đường trải sỏi, chúng tôi đặt chân đến nơi trưng bày 5 chiếc xe ô tô đặc biệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc UAZ biển số FH-1468 chở thi hài Bác vào Quân y viện 108 để làm thuốc trước khi đưa Bác lên đồi Đá Chông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc xe Zin 157 biển số 470-189 chở thi hài Bác trên đường bộ từ Hà Nội về đêm 23/12/1969. Để đưa thi hài của Người về Đá Chông an toàn, những người lái xe đã luyện tập rất kỳ công. Đường sá bấy giờ chưa thật tốt nhưng xe chở thi hài Bác có thể đặt cốc nước trong xe mà nước không bị sóng sánh đổ ra ngoài.       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiếc xe Pháp biển số 31-162 là xe lội nước chở thi hài Bác vượt dọc sông Đà sơ tán vào hang sâu trong núi năm 1972, khi đế quốc Mỹ bắn phá ác liệt Miền Bắc. Chiếc xe này đi được cả đường bộ và đường thuỷ.
Hai chiếc xe mang hiệu RANKA được Liên Xô sản xuất vào năm 1961 chuyên dùng để chở các nguyên thủ Quốc gia, được thiết kế rất an toàn. Năm 1983, Liên Xô tặng cho Việt Nam.
    Chúng tôi tiếp tục đi tham quan ngôi nhà chứa chiếc quan tài kính đã cất giữ thi hài Bác 6 năm khi mất. Nơi đây được giữ gìn rất sạch sẽ và cẩn thận. Dù không được phép bước vào, nhưng từ cửa sổ chúng tôi vẫn có thể quan sát chiếc quan tài kính được đặt trong phòng.

Sau khi đi qua ba địa điểm, chúng tôi lại trở lại con đường trải sỏi, theo một lối khác, toàn trường quay về xe và tiếp tục di chuyển đến địa điểm tiếp theo, làng văn hóa các dân tộc.

Khu các Làng dân tộc được xây dựng thành quần thể tái hiện các cấu trúc làng, bản của các dân tộc Việt Nam, với quy hoạch và kiến trúc dân gian nhằm gìn giữ, phát triển và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc. 
Các xe đã dừng chân tại đây vào lúc 14h kém cả đoàn đến thăm nhà dài Ê Đê


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà ở của người Ê Đê là nhà sàn dài, mái dốc, là nơi sinh sống của một hoặc nhiều hộ gia đình thuộc nhiều thế hệ trong một dòng họ. Mỗi hộ có một bếp lửa riêng, nhà dài Ê Đê luôn luôn có hai cầu thang ở hai khu hồi, cầu thang chính dành cho nam, cầu thang phụ dành cho nữ. Phía trước cầu thang là các sàn chiếu tới (như một sảnh đón). Bếp lửa dành cho khách được bố trí gần cửa chính, bên trái. Không gian khách và hội họp bên phải. Phía cầu thang phụ là không gian sinh hoạt gia đình. Nhà Ê Đê có thể bố trí các cửa sổ dọc theo hai vách dài.

Mái nhà Ê Đê có độ dốc rất lớn. Mái lợp bằng tranh, sườn mái làm bằng tre, nứa. Đối với nhà sàn dài, tấm tranh được đưa lên mái để lợp sau khi đã hoàn tất việc đặt sườn mái lên khung nhà. Đối với nhà sàn ngắn thì mái được làm hoàn chỉnh rồi khiêng đặt lên khung. Chính vì thế, nhà sàn Ê Đê có hai thanh quá giang ở mỗi khung, một thanh liên kết với cột và giằng dọc tạo thành khung, một quá giang của phần mái làm nhiệm vụ của một thanh khóa kéo. Cầu thang làm bằng gỗ, từ một thân gỗ lớn đẽo thành, có thể là tấm ván lớn hoặc là một thân cây tròn đẽo thành các bậc cấp.

Chúng tôi đã cùng nhau đi tham quan ngôi chùa Vàng của người Khmer. Đây là chùa Khmer đầu tiên hiện diện trên đất Hà Nội và là ngôi chùa Phật giáo Nam tông thứ 454 của cả nước, được xem như một điểm sáng về phục dựng những công trình kiến trúc mang nét đặc sắc. Các công trình đều có mái lợp ngói vẩy cá và các chi tiết trang trí mang đậm tín ngưỡng Khmer như hoa lá, các vị thần có ảnh hưởng tới cuộc sống con người... Chúng tôi đã được nghe anh hướng dẫn viên kể rằng những bức phù điêu mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt về triết lý Phật giáo. Nó mang theo những câu chuyện về quá trình tu hành khổ hạnh thành chính quả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là lời chúc phúc qua các hình tượng tiên nữ Áp-sa-ra.  


 

Tiếp đó chúng tôi đến Tháp ChămTháp Chăm thuộc quần thể tháp Po Glong Garai với những bí ẩn chưa được tìm ra. Đây là một tổng thể gồm ba ngọn tháp được tạo tạc với trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tháp Chăm của người xưa xây dựng có những viên gạch được gắn bằng một loại keo bí ẩn, bởi chúng khít nhau đến độ một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được qua. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra công thức xây dựng phù hợp, gần với công trình gốc đã khiến các chuyên gia bỏ công sức mất 2 năm.
Được khởi công xây dựng từ năm 2008, sáng 23/11/2012 nhân Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam và chào mừng kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam,  Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành quần thể Tháp Chăm.

 

Quần thể Tháp Chăm được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo nguyên mẫu với tỉ lệ 1:1 cụm tháp Pokloogarai - một cụm tháp thuộc phường Đô Vinh - thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.  Trong di sản văn hóa của người Chăm, nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng thờ… Theo lịch sử, tháp Pokloogarai được vị vua Chế Mân cho xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV để tưởng nhớ công lao xây dựng Vương quốc Champa của vị vua Pokloogarai và đây cũng là vị vua được người Chăm suy tôn là “thần thủy lợi”.

 Đây chính là biểu tượng của nền văn hoá, tôn giáo của dân tộc Chăm. Nằm trên điểm có cao độ lớn nhất của khu làng, khu tháp Chăm là điểm nhấn của trục chính khu làng, giữ vai trò quan trọng trong không gian kiến trúc chính.

Về tổng thể, quần thể tháp Chăm nằm trên diện tích: 4000m2, bao gồm: Tháp chính - tháp Kalan cao hơn 20m, tháp cổng - tháp Gopura cao hơn 8m và tháp hỏa - tháp Kosaghra cao hơn 9m. Giá trị nghệ thuật tiêu biểu tập trung chủ yếu ở tháp chính - tháp trung tâm.

Tháp trung tâm được xây bằng gạch, có bốn mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông, có cửa ra vào, còn ba mặt còn lại ở 3 hướng và cả 3 hướng đều có 3 cửa giả. Tháp có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối, vòm cửa thu vào và vút cao hình mũi giáo. Trên mặt tường các trụ ốp được tạo với những đường gờ nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc được tạo những phiến đá điểm cách điệu.

Việc xây dựng quần thể tháp Chăm này tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được thực hiện bởi chính các nghệ nhân tài hoa là người Chăm tỉnh Ninh Thuận và theo đúng kỹ thuật thủ công được lưu truyền từ xa xưa bằng nung và kỹ thuật mài chập - kỹ thuật tạo nên những ngọn tháp cổ xưa của người Chăm. Một điểm độc đáo khi nói đến tháp Chăm là chất liệu kết dính những viên gạch với nhau, bởi chất liệu kết dính này là tinh dầu được chiết xuất từ cây Dầu Rái - một loại cây chỉ có thể tìm thấy ở xung quanh khu Thánh địa Mỹ Sơn. Tháp không phải được dựng lên một cách thông thường mà sử dụng phương pháp mài chập- dùng hai viên gạch mài nhẵn sau đó ghép gạch lại với nhau và việc ghép này khá tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian...

Tháp Chăm đặt trong sự gắn kết với cộng đồng dân cư luôn được coi như một trung tâm chính trị, tôn giáo… là không gian đặc biệt linh thiêng đối với người Chăm và là di sản quý giá của các dân tộc Việt Nam nói chung. Tháp Chăm đã hiện diện tại "ngôi nhà chung" trở thành điểm tham quan tín ngưỡng tâm linh quan trọng đố với du khách trong và ngoài nước.

     Sau khi thăm quan các làng văn hóa đến 2h30, các thầy cô cùng toàn thể học sinh trong đoàn tập trung tại sân cỏ gần tháp Chăm để chơi các trò chơi vui tươi bổ ích đầy sôi động và hào hứng đối với các em học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trò chơi kết thúc vào 4h, đó cũng là lúc chúng tôi phải quay trở lại xe để ra về. Có lẽ đây là một chuyến trải nghiệm thực tế bổ ích nhất với học sinh. Chưa bao giờ các em học sinh cảm thấy nhập tâm với những kiến thức mà mình học hỏi trong một chuyến thực tế như vậy.

Đây thực sự là một chuyến đi bổ ích, lí thú giúp các em được mở mang kiến thức và có những trải nghiệm thú vị sau những giờ học vất vả.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 8/3 hằng năm được biết đến là "Ngày Quốc tế Phụ nữ" đây là ngày kỷ niệm cuộc đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới và cho đến ngày nay đây còn là dịp ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn hướng dẫn về việc Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Văn Hội, chiều ngày 19-12-2023 chi bộ trường THCS Văn ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 22 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hi vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn số ... Cập nhật lúc : 8 giờ 30 phút - Ngày 19 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn liên trường (THCS Văn Hội, Văn Giang, Tân Quang I, Tân Quang II), được sự thống nhất của BGH các nhà trường và hai nhóm chuyên môn Ngữ Văn( Tổ KHX ... Cập nhật lúc : 22 giờ 3 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2023; Thiết thực tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, Ban Thườn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 22 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 11 về trong cái se lạnh của thời tiết, thầy và trò các thế hệ nhà giáo Việt Nam nói chung thầy và trò trường THCS Văn Hội nói riêng lại hân hoan chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam bằng vi ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết “An toàn giao thông” (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Bởi tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ... Cập nhật lúc : 9 giờ 34 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Văn Hội, chiều ngày 11 tháng 11 năm 2023 chi bộ trường THCS Văn Hội đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm đánh giá xếp loại chất lượng đối với ... Cập nhật lúc : 5 giờ 5 phút - Ngày 12 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch năm học của nhà trường, Kế hoạch thi GVG trường nhằm tạo nguồn cho GV tham gia cuộc thi GVG cấp huyện, ngày 2 tháng 11 năm 2023, trường THCS Văn Hội đã tổ chức Cuộc thi GV ... Cập nhật lúc : 20 giờ 35 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện hướng dẫn số 43/HDLN-LĐLĐ-PGD &ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Liên đoàn lao động huyện Ninh Giang “ Về việc tổ chức Hội nghị viên chức người lao động năm học 2023-2024” chiều ngày ... Cập nhật lúc : 15 giờ 19 phút - Ngày 8 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG