PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS VĂN HỘI
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN NINH GIANG

TRƯỜNG THCS VĂN HỘI

Số:05 /KHHT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Văn Hội, ngày 25, tháng 10 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS VĂN HỘI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.

 

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

V¨n Héi lµ mét x· thuéc vïng chiªm tròng ë ®ång b»ng B¾c Bé, xa c¸c trung t©m kinh tÕ, chÝnh trÞ v¨n ho¸ c¸ch ThÞ trÊn Ninh Giang 17 km, c¸ch Thµnh phè H¶i D­¬ng kho¶ng 30 km. PhÝa B¾c V¨n Héi gi¸p x· T©n Quang, phÝa Nam gi¸p x· V¨n Giang, phÝa ®«ng gi¸p x· H­ng Th¸i, phÝa t©y gi¸p x· Thanh Giang cña huyÖn Thanh MiÖn.

  Trư­ờng THCS Văn Hội đư­ợc thành lập năm 1959.

Sau qu¸ tr×nh æn ®Þnh vµ ph¸t triÓn, ®Þa ph­¬ng ®· x©y dùng cho tr­êng 03 phßng häc, mçi phßng cã 03 gian, g¹ch do Hîp t¸c x· tù lung, lîp ngãi xi m¨ng, nÒn nhµ nÒn ®Êt, ®Þa ®iÓm côm 3 th«n V¨n Héi

Năm 1982 được sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân xã Văn Hội, trường được xây dựng tại khu đồng Mo lang thôn Tuy Lai với các dãy nhà cấp 4.

Năm 2001 được sự quan tâm của Đảng bộ - HĐND - UBND và nhân dân trong xã đã xây dựng cho trường THCS  8 phòng học kiên cố cao tầng với tổng giá trị là: 414.579.000đ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Diện tích trường được quy hoạch với 5082 m2 thuộc loại đất xây dựng cơ bản.

 Năm 2011 UBND xã xây dựng cho nhà trường thêm 8 phòng học KCCT trị giá gần 2 tỉ đồng

Từ ngày thành lập trường đến nay trường luôn có đội ngũ cán bộ, giáo viên yêu ngành, yêu nghề và đã đào tạo hàng ngàn học sinh là con em địa phư­ơng và một số địa phương lân cận. Có nhiều học sinh đã thành đạt và phục vụ xã hội ở nhiều ngành nghề khác nhau, có những học sinh hiện đang giữ chức vụ cao tại các cơ quan Tỉnh, Huyện , Xã. Trường đã có nhiều năm liền đạt danh hiệu trường Tiên tiến, có nhiều thày cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trư­ờng, cấp Huyện, cấp Tỉnh qua các năm học, có 5 lượt đồng chí có Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp Tỉnh.

Trải qua 51 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực cho đất nước và địa phương. Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và Hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này, đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại, đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Giang nói chung, xã Văn Hội nói riêng. Với tinh thần đó, trường THCS Văn Hội xây dựng kế hoạch “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Văn Hội  giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” là thể hiện trách nhiệm với cha mẹ học sinh, học sinh và sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.

Kế hoạch“Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Văn Hội  giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Hiệu trưởng cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược của trường THCS Văn Hội là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã Văn Hội phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG.

1. Điểm mạnh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm; đảm bảo số lượng và đạt chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn chiếm 50%.

- Ổn định quy mô phát triển giáo dục với biên chế hằng năm 8 lớp.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường đáp ứng cơ bản cho nhu cầu giáo dục. 

2. Điểm hạn chế.

- Phần lớn giáo viên tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác chưa nhiều. Mặt bằng đầu vào của học sinh thấp, những học sinh có lực học Khá, Giỏi đi học tại  trường trung tâm của huyện( THCS Tân Quang), ảnh hưởng nhiều đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như chất lượng đại trà.

- Công nghệ thông tin phát triển mạnh với nhiều trò chơi điện tử thu hút học sinh gây tình trạng học sinh chơi điện tử ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

3. Thời cơ.

- Được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để nhà trường phấn đấu đạt các tiêu chuẩn và danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia  (Nghị quyết BCH Đảng ủy xã Văn Hội lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010 – 2015).

- Được sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh trong địa phương.

- Nhiều giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và cầu tiến.

- Xu thế phát triển và nhu cầu giáo dục chất lượng  ngày càng cao.

4. Thách thức.

- Nâng cao nhận thức trách nhiệm gia đình đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh.

- Bồi dưỡng cho học sinh: thái độ, động cơ học tập đúng đắn, khả năng tự học và kỹ năng ứng phó trước các TNXH và vấn nạn “nghiện game onlie" của học sinh.

- Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, năng lực chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên,  nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Tranh thủ với các cấp lãnh đạo tu sửa, nâng cấp hoàn thiện về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học,  xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC.

1. Sứ mệnh: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, kỷ cương, chất lượng cao để học sinh phát triển toàn diện, có kỹ năng sống và khả năng tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

2. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

Trong mọi hoạt động nhà trường luôn hướng tới: tình đoàn kết; lòng yêu thương con người; tôn trọng kỷ luật; sống có hoài bão; biết hợp tác; thi đua lành mạnh.

3. Tầm nhìn:

Phấn đấu  trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 2011-2012 và được công nhận lại trường chuẩn sau 05 năm, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng nâng cao. Nơi cán bộ giáo viên, nhân viên luôn có khát vọng vươn tới đỉnh cao, là địa chỉ đáng tin cậy của các bậc cha mẹ học sinh để gửi gắm con em mình vào học tập, rèn luyện.

IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:

1. Mục tiêu chung:

Tạo dựng được môi trường học tập có nền nếp, kỷ cương; chất lượng và có thương hiệu để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng.trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 2011-2012.

2. Chỉ tiêu:

2.a., Giai đoạn 2010-2015.

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

2.1.1. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 70% trở nên.

2.1.2. 100% CB-GV-NV sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho quản lý, dạy học và thông tin. Phát huy hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý

2.1.3. Phấn đấu đến 2015: 70% giáo viên có trình độ Đại học.

2.1.4. Phấn đấu đến năm 2015: 78% cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên.

2.1.5. 100% CB- GV- NV không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; không để xảy ra tình trạng gửi đơn thư vượt cấp.

2.1.6. Về thi đua phấn đấu trường đứng tốp 5-10 trong tổng số 29 trường THCS thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo Ninh Giang quản lý.

2.2. Học sinh:

2.2.1. Qui mô:

+ Lớp học: ổn định trong giai đoạn 2010 dến 2015 là 8 lớp.

+ Học sinh: Từ 200 đến 220 học sinh, Học sinh bỏ học không quá qui định cho phép.

2.2.2. Chất lượng học tập:

+ Trên 60% học lực khá, giỏi, trong đó có 10 -15% học lực giỏi.

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 2% không có học sinh kém. Lên lớp sau khi thi lại: 99% - 100%.

+ Thi học sinh giỏi huyện khối 9, khảo sát học sinh giỏi huyện  khối 6-7-8 đạt 20 đến 25 giải, cấp tỉnh từ 1 đến 2 giải.

+ Thi vào THPT công lập hàng năm đạt từ 45% - 55%, tốp 50 các trường trong 273 trường trong  Tỉnh

2.2.3. Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :

+ Chất lượng hạnh kiểm: Phấn đấu trên 90% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội.

+ 50% số học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống.

+ Mỗi năm đều có phát động quyên góp từ một đến 2 đợt bằng tiền mặt hoặc hiện vật để giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó của trường.

2.3. Cơ sở vật chất:

Tăng cường mua sắm thêm tài sản thiết bị phục vụ cho giảng dạy và điều kiện làm việc cho bộ phận văn phòng và giáo viên.

Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục tăng cường thêm cơ sở vật chất, xây nhà đa chức năng, mở rộng diện tích đất để đảm bảo theo quy định trường chuẩn Quốc gia.

Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.

2.b. Giai đoạn 2015-2020.

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

2.1.1. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

2.1.2. 100% CB-GV-NV sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho quản lý, dạy học và thông tin. Phát huy hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý

2.1.3. Phấn đấu đến năm 2020 : 80% giáo viên trở nên có trình độ Đại học.

2.1.4. Phấn đấu đến năm 2020: 85 % trở nên cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên.

2.1.5. 100% CB- GV- NV không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; không để xảy ra tình trạng gửi đơn thư vượt cấp.

2.1.6. Về thi đua phấn đấu trường đứng tốp 5-10 trong tổng số 29 trường THCS thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo Ninh Giang quản lý, tốp 50 trong 273 trường trong toàn Tỉnh.

2.2. Học sinh:

2.2.1. Qui mô:

+ Lớp học: ổn định trong giai đoạn 2015 dến 2020 là 8 lớp.

+ Học sinh: Từ 200 đến 230 học sinh, Học sinh bỏ học không quá qui định cho phép.

2.2.2. Chất lượng học tập:

+ Trên 60% học lực khá, giỏi, trong đó có 10 -15% học lực giỏi.

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 2% không có học sinh kém. Lên lớp sau khi kiểm tra lại: 99% - 100%.

+ Thi học sinh giỏi huyện đạt 20 đến 25 giải, cấp tỉnh từ 1 đến 2 giải.

+ Thi vào THPT công lập hàng năm đạt từ 45% - 55%

2.2.3. Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :

+ Chất lượng hạnh kiểm: Phấn đấu trên 90% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội.

+ 60% trở nên  số học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống.

+ Mỗi năm đều có phát động quyên góp từ một đến 2 đợt bằng tiền mặt hoặc hiện vật để giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó của trường.

2.3. Cơ sở vật chất:

Tăng cường mua sắm thêm tài sản thiết bị phục vụ cho giảng dạy và điều kiện làm việc cho bộ phận văn phòng và giáo viên.

Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục tăng cường thêm cơ sở vật chất, mở rộng diện tích đất theo lộ trình xây dựng nông thôn mới là trên 7000m2 để đảm bảo theo quy định trường chuẩn Quốc gia.

Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.

3. Khẩu hiệu và phương châm hành động :

Khẩu hiệu: Giữ vững danh hiệu trường THCS Văn Hội đạt chuẩn Quốc gia là trách nhiệm, niềm tự hào của mọi thế hệ giáo viên và học sinh.

Phương châm hành động: Chất lượng, hiệu quả, năng động và sáng tạo.

V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Các giải pháp chủ đạo

- Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn đơn vị theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể hội đồng sư phạm để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược. 

- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu. 

- Tranh thủ sự đồng thuận của các tổ chức, đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường; tăng cường sự gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

2. Các giải pháp cụ thể

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:

Trước hết phải xác định: Chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của Nhà giáo đều phải hướng đến đích là NGƯỜI HỌC.

a. Dạy và học: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; tăng cường sử dụng ĐDDH có hiệu quả, thực hiện tốt các tiết dạy thực hành thí nghiệm theo phân phối chương trình các bộ môn.

Đảm bảo mỗi bài soạn, mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các hoạt động. Mỗi CB-GV-NV đều phải áp dụng nhuần nhuyễn “Dạy ít, học nhiều”, sớm khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết suông”, chấm dứt hẳn tình trạng dạy theo kiểu “Đọc chép, nhìn chép”. Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và có sự luân chuyển nhóm trưởng để học sinh tập làm quen với công việc lãnh đạo. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà. Đảm bảo các tiết học, giáo viên tăng cường hướng dẫn học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.

b. Giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Cần đổi mới, cải tiến mạnh mẽ các tiết học ngoài giờ lên lớp, tạo không gian học tập ngoài lớp học.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thường xuyên và định kỳ nhà trường tổ chức hội vui học tập, tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới xây dựng học sinh có “tinh thần vui, khỏe để học tập tốt”. Tổ chức thăm quan học tập cho học sinh bằng nguồn kinh phí đóng góp của Cha mẹ học sinh.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên là nhiệm vụ của toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện “Chiến lược phát triển trường THCS Văn Hội giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.

2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; sử dụng thành thạo máy vi tính để phục vụ tốt công tác, giảng dạy, quản lý, tra cứu thông tin, giao dịch.

100% cán bộ, giáo viên có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có tinh thần đồng đội, cầu tiến, có tình thân ái, biết vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên, biết sẻ chia, nhường nhịn, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và  phê bình, biết nhận lỗi và sửa sai khi mắc phải sai lầm, khuyết điểm. Tránh mọi biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch. giải quyết có tình có lý. Sống phải có tâm có đức và có động cơ tốt vì sự nghiệp chung của nhà trường. Phấn đấu 100% CB-GV-NV đến trường đều cảm nhận trường là tổ ấm, là ngôi nhà thứ hai của mình.

2.2. Tăng cường giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ nhà trường. Xây dựng tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, tự giác trong từng hoạt động.

2.3. Tăng cường chăm lo đời sống của CB-GV-NV, thực hiện đúng, đủ đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để có thu nhập tăng thêm hàng năm. Tham mưu với hội CMHS thưởng cho CB-GV-NV có thành tích trong công tác. Phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi CB-GV-NV không phân biệt bằng cấp, hợp đồng hay biên chế, đánh giá CB - GV - NV bằng hiệu quả công việc.

2.4. Tăng cường chỉ đạo đội ngũ để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp CB-GV-NV tránh sa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường tiến lên.

3. Giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản:

Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Chú trong công tác giáo dục kỹ năng làm chủ cuộc sống; kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng làm chủ trong học tập: Tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập; kỹ năng giao tiếp và hội nhập; kỹ năng định hướng nghề nghiệp, xây dựng các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường.

Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và năng động như: dạy lồng ghép, dạy trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội. Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò. Bồi dưỡng các em thành những nhà lãnh đạo trẻ tương lai.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thăm quan và học tập, tạo tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết (GV là người quan sát, theo dõi và rút ra định hướng cho học sinh…). Kích thích sáng tạo qua những nội dung thi như “Thi ý tưởng sáng tạo”. Phát động các cuộc quyên góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong CBGV-NV và học sinh.

4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

CSVC, trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục.

4.1. Từng bước tham mưu với các cấp quản lý giáo dục và phòng tài chính đầu tư xây dựng thêm nhà tập đa năng. Tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ khác, từng bước đưa các phương tiện hiện đại vào giảng dạy. Tiếp tục xây dựng và duy trì tủ sách dùng chung, tủ sách chuyên đề, tủ sách nghiệp vụ, tủ sách pháp luật, phát động phong trào ủng hộ sách cho thư viện trong CBGV-NV và học sinh.

4.2. Có kế hoạch bảo quản, tu sửa kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, thất thoát các loại tài sản. Bên cạnh đó chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản công.

5. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

5.1. Kết nối Internet cho tất cả các máy tính trong phòng máy, đảm bảo có 1 máy chủ để tiện quản lý, tổ chức cho giáo viên lên mạng tìm tài liệu; Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy.

5.2. Tổ chức hướng dẫn tạo Email và sử dụng Email, các phần mềm hỗ trợ khác.

5.3. Tăng cường chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn, sử dụng thành thạo sổ điểm điện tử…

5.4. Tiến tới hướng dẫn sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, cài đặt ở tất cả các máy, nhằm tránh tình trạng vi phạm bản quyền và tăng độ tương thích khi sử dụng.

5.5. Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh mạng.

5.6. Nhanh chóng đưa vào sử dụng phần mềm V-EMIS , gồm các phân hệ: Quản lý tài sản, quản lý tài chính, quản lý học sinh (Kể cả sổ điểm), quản lý chuyên môn (kể cả xếp thời khóa biểu), quản lý công chức, quản lý thư viện, quản lý thiết bị. Tập huấn và phân quyền truy cập phần mềm cho toàn bộ CB-CNV qua cổng thông tin quản lý giáo dục Đào tạo của Sở giáo dục Hải Dương và Phòng giáo dục Ninh Giang.

6. Công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức cán bộ:

6.1. Chú trọng công tác giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong của CBQL:

Cán bộ quản lý (Từ tổ phó chuyên môn trở lên, trưởng các bộ phận, các ban, các đoàn thể) phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, của chi bộ, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành và của trường, có tầm nhìn rộng, có tâm có tầm có đức và có tài; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; Có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ có hiệu quả…có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học, biết đón đầu trong mọi công việc. CBQL phải là người không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặc lợi ích tập thể.

6.2. Xây dựng hệ thống các quy định: Tiến tới xây dựng hệ thống các văn bản, các quy chế, quy định, nội quy của cơ quan với yêu cầu: Các quy định phải hợp chuẩn theo Thông tư số 12/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá Chất lượng giáo dục trường THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật; Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân, tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Xây dựng hệ thống các quy trình làm việc nhằm tránh tình trạng thiếu sót khi thực hiện.

Tổ chức cho tổ văn phòng xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho toàn năm.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm của nhà trường như: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định sử dụng tài sản công, quy định sử dụng email và Internet, quy định xếp loại công chức, viên chức, xếp loại giáo viên, quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

6.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức trong nhà trường:

Thành lập, củng cố các tổ công tác Thư viện- thiết bị; tổ chuyên môn, Bộ phận kiểm định, bộ phận CNTT.

Thành lập các ban và các hội đồng tư vấn như: Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và một số các ban khác. Tất cả các ban, các hội đồng đều phải có quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động, có báo cáo sơ kết, tổng kết.

6.4. Tăng cường chỉ đạo công tác văn thư- lưu trữ, tài chính, tài sản:

6.4.1. Văn thư lưu trữ:

a. Người phụ trách văn thư lưu trữ: Ngoài các quy định về phẩm chất chính trị, lối sống còn đòi hỏi: Tính kiên trì, cẩn thận, khoa học, nhanh nhẹn, hoạt bát, thạo về tin học. Phụ trách văn thư lưu trữ phải có tầm hiểu biết rộng, nắm được toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nắm rõ pháp luật, quy định, quy chế, quy trình của mỗi đầu công việc nhằm tham mưu sớm, kịp thời cho Hiệu trưởng.

b. Với công tác văn thư lưu trữ:

Ban hành văn bản đúng thể thức, đúng quy trình. Mọi văn bản đều lưu trữ cẩn thận, dễ tìm, dễ kiểm tra, dễ tra cứu.

Lưu trữ hồ sơ đầy đủ (hồ sơ chuyên đề, hồ sơ học sinh, hồ sơ CB-VC ). Đảm bảo bí mật trong cơ quan nhà nước và theo quy định của Pháp luật.

Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thông tin luôn được cập nhật thường xuyên. Xây dựng hệ thống lưu trữ khoa học.

Áp dụng phương pháp lưu trữ bằng các liên kết ngay trong máy tính, hoàn chỉnh các loại hồ sơ lưu trữ.

Xây dựng thư viện văn bản pháp quy sử dụng trong nhà trường và thư viện văn bản của nhà trường theo từng năm.

6.4.2. Tài chính: Công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai trong mua sắm, minh bạch trong các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, kiểm kê, chi trả chế độ…

6.4.3. Tài sản:

Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất mát hư hỏng, phòng chống có hiệu quả cháy nổ và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự.

Thanh lý tài sản phải công khai, minh bạch, đúng quy trình. Những tài sản còn sử dụng được cần tận dụng tu sửa kịp thời để đưa vào sử dụng.

6.5. Chỉ đạo chặt chẽ công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm:

Hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch, các quy định về công tác này với phương châm: giáo dục là chủ yếu, ngăn ngừa là quan trọng.

Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản, trong việc sử dụng điện, máy móc và các thiết bị khác. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên như nước, tài nguyên công nghệ thông tin.

7. Xây dựng trường học văn hóa an toàn:

Quy hoạch các khu vực để bồn hoa, cây cảnh, đảm bảo có tính thẩm mỹ.

Thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp.

Đảm bảo mọi đồ dùng, thiết bị đều gọn gàng, có tính thẩm mỹ, sạch sẽ, ngăn nắp.

8. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên. Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

Nguồn lực tài chính: Từ ngân sách Nhà nước.

Ngoài ngân sách: Từ quỹ hội CMHS, nguồn đóng góp của giáo viên, nguồn ủng hộ của học sinh, các nhà hảo tâm, tài trợ từ các đoàn thể. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực huy động được. Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sử dụng. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ CSVC, kỹ thuật, tài chính cho trường, lời kêu gọi được đăng tải trên trang Web trường. Sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khi được tài trợ.

Nguồn lực vật chất: Tranh thủ hỗ trợ vật chất từ địa phương, tranh thủ kinh phí không tự chủ từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hỗ trợ đồ dùng dạy học, trang thiết bị khác của Sở Giáo dục - Đào tạo, của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Nguồn nhân lực: Tăng cường xây dựng bầu không khí đoàn kết, cởi mở, tạo mọi cơ hội cho CB-GV-NV phát huy hết khả năng của bản thân, đó cũng là một chính sách thu hút nhân lực ở nơi khác đến cống hiến cho sự nghiệp giáo dục xã nhà. Đưa và cập nhật thông tin kịp thời gương người tốt việc tốt lên trang web của trường.

Nguồn lực thông tin: Nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý kịp thời. Đảm bảo thông tin hai chiều được thông suốt, không bị ách tắc ở bất kỳ khâu nào. Phát huy tác dụng của trang web của trường.

9. Xây dựng thương hiệu:

9.1. Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.

Xác lập sự tín nhiệm và thương hiệu của từng cán bộ giáo viên đối với học sinh và PHHS. Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

9.2. Tổ chức tuyển chọn logo, biểu trưng của nhà trường và biểu tượng văn hóa. Quảng bá logo và biểu tượng, thương hiệu, hình ảnh trên mạng Internet.

9.3. Đưa tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, các mục tiêu chiến lược lên những nơi dễ nhìn, dễ thấy.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển tổng thể cho toàn trường. 

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án có liên quan đến  đơn vị. 

- Tổ chức đánh giá thực hiện việc kế hoạch hành động hàng năm của đơn vị và thực hiện kế hoạch chiến lược toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

2. Trách nhiệm của các tổ chuyên môn và các bộ phận nhà trường

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm, hàng kỳ, hàng tháng, hàng tuần) trong đó, mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm. 

- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực. 

- Chủ động xây dựng các đề án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.  

3. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên

- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Tích cực tham gia, đóng góp vào sự phát triển của nhà trường dựa vào khả năng của mỗi cá nhân với phương châm “Nổ lực của cá nhân là thành công của tập thể" và khẩu hiệu hành động “Kiên trì – Vượt khó – Vươn lên".

4. Trách nhiệm của học sinh:

- Ra sức rèn luyện đạo đức và năng lực học tập theo phương châm “Chăm ngoan -  Học tốt’’ và khẩu hiệu hành động: “Kiên trì – Vượt khó – Vươn lên".

- Tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề.

- Phấn đầu trở thành những người công dân tốt. 

5. Trách nhiệm của phụ huynh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh

- Phối hợp với nhà trường, giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh các giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị của kế hoạch chiến lược.

- Hỗ trợ tinh thần, vật chất giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển từng giai đoạn của kế hoạch chiến lược. 

4. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

4.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2012 : Đây là giai đoạn tiền đề, vì vậy phải tập trung vào các công việc sau:

Nâng cao nhận thức cho CB-GV-NV, thành lập ban chỉ đạo thực hiện chiến lược.

Phấn đấu nâng dần chất lượng lên: Trên 45% học lực khá, giỏi (8% - 10% học lực giỏi), tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 2%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 90%.

4.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015: Trên 50% học lực khá, giỏi (10% - 12% học lực giỏi), tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 6%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 90%. Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đi vào nề nếp. Hoàn thành xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi CB-VC, xây dựng quy tắc ứng xử có văn hóa, hoàn thành biểu trưng, logo, biểu tượng văn hóa, đồng phục và triển khai thực hiện.

4.3. Giai đoạn 3: Từ năm 2015 – 2020 : Trên 55% học lực khá, giỏi (12% - 15% học lực giỏi), tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 2%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 95%, kỹ năng sống của học sinh được hoàn thiện.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Bản chiến lược là căn cứ pháp lý để tất cả các đoàn thể, tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch hàng năm; đồng thời đây cũng là cơ sở để đánh giá xếp loại công chức, viên chức mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để CB-VC đối chiếu với toàn bộ các công việc của mình từ đó mỗi CC-VC rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

2. Hàng năm, Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch năm học dựa trên chiến lược này, khi có sự điều chỉnh cần thông qua hội đồng trường, thông qua ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và phổ biến công khai trong hội đồng sư phạm.

3. Mỗi CB-GV-NV, các đoàn thể, các tổ chuyên môn đều phải có bản tự đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đề ra giải pháp cho những năm sau.

VIII. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ 

1. Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Ninh Giang

-  Đề nghị lãnh đạo Phòng GD-ĐT phê duyệt kế hoạch chiến lược của đơn vị và tư vấn cho trường trong các hoạt động triển khai và thực hiện kế hoạch đúng thời gian, tiến độ.

- Tham mưu đề xuất với Sở GD-ĐT, UBND huyện Ninh Giang, UBND xã Văn Hội  hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để trường THCS Văn Hội thực hiện mục tiêu đạt chuẩn Quốc gia và được công nhận lại trường chuẩn sau 5 năm vào năm 2017 như Chiến lược  phát triển giáo dục đã đề xuất. 

2. Đối với UBND huyện Ninh Giang.

- Tham mưu và đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho nhà trường theo quy định trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010.

- Đề nghị UBND huyện hỗ trợ cơ chế chính sách, tài chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giúp cho trường THCS Văn Hội đạt chuẩn Quốc gia  vào năm học  2011-2012 như Nghị quyết của Đảng bộ xã Văn Hội nhiệm kỳ 2010 – 2015 và kế hoạch chiến lược của nhà trường đã đề ra. 

3. Đối với UBND xã Văn Hội.

- Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền hàng năm hỗ trợ cơ chế chính sách, tài chính để mua sắm bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho trường THCS Văn Hội đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 2011-2012 và  tiếp tục đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm vào năm 2016-2017.

- Có kế hoạch đầu tư cho trường THCS Văn Hội xây dựng nhà đa chức năng vào năm 2015-2020

          Trên là toàn bộ "Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Văn Hội  giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020". Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo nghị quyết TW 8 khóa XI, nhà trường sẽ xây dựng lộ trình, cụ thể hóa thành chương trình hành động, sát hợp với tình hình thực tế nhà trường, địa phương và yêu cầu phát triển của ngành, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.

Nơi nhận:                                                                                    HIỆU TRƯỞNG
- UBNDHuyện ( Để báo cáo)

- PGD; Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã;( Để báo cáo)
- Chi bộ; các đoàn thể, CBGV-NV nhà trường;( Để thực hiện)
- Lưu: VT

                                                                                                                

                     PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO UBND XÃ VĂN HỘI

 

 

 

 

 

 

                 

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO UBND HUYỆN NINH GIANG

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 8/3 hằng năm được biết đến là "Ngày Quốc tế Phụ nữ" đây là ngày kỷ niệm cuộc đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới và cho đến ngày nay đây còn là dịp ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn hướng dẫn về việc Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Văn Hội, chiều ngày 19-12-2023 chi bộ trường THCS Văn ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 22 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hi vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn số ... Cập nhật lúc : 8 giờ 30 phút - Ngày 19 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn liên trường (THCS Văn Hội, Văn Giang, Tân Quang I, Tân Quang II), được sự thống nhất của BGH các nhà trường và hai nhóm chuyên môn Ngữ Văn( Tổ KHX ... Cập nhật lúc : 22 giờ 3 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2023; Thiết thực tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, Ban Thườn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 22 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 11 về trong cái se lạnh của thời tiết, thầy và trò các thế hệ nhà giáo Việt Nam nói chung thầy và trò trường THCS Văn Hội nói riêng lại hân hoan chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam bằng vi ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết “An toàn giao thông” (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Bởi tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ... Cập nhật lúc : 9 giờ 34 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Văn Hội, chiều ngày 11 tháng 11 năm 2023 chi bộ trường THCS Văn Hội đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm đánh giá xếp loại chất lượng đối với ... Cập nhật lúc : 5 giờ 5 phút - Ngày 12 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch năm học của nhà trường, Kế hoạch thi GVG trường nhằm tạo nguồn cho GV tham gia cuộc thi GVG cấp huyện, ngày 2 tháng 11 năm 2023, trường THCS Văn Hội đã tổ chức Cuộc thi GV ... Cập nhật lúc : 20 giờ 35 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện hướng dẫn số 43/HDLN-LĐLĐ-PGD &ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Liên đoàn lao động huyện Ninh Giang “ Về việc tổ chức Hội nghị viên chức người lao động năm học 2023-2024” chiều ngày ... Cập nhật lúc : 15 giờ 19 phút - Ngày 8 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG