PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS VĂN HỘI
Video hướng dẫn Đăng nhập

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG

CỤM CHUYÊN  MÔN  

HƯNG THÁI - HOÀNG HANH - VĂN HỘI - VĂN GIANG – QUANG HƯNG

 

 

Số:       /2015/KH-SHCCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

Hưng Thái, ngày 03  tháng 10 năm 2015

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC SINH HOẠT CỤM CHUYÊN MÔN

HƯNG THÁI - HOÀNG HANH - VĂN HỘI - VĂN GIANG – QUANG HƯNG

Năm học 2015- 2016

 

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Công văn số : 1258/SGDĐT- GDTrH  của Sở GD&ĐT Hải Dương ngày 18 tháng 9 năm 2013 về việc tổ chức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn góp phần đổi mới PPDH và KTĐG;

- Công văn số 1250 /SGDĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT Hải Dương ngày 21 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

- Công văn số 1052/ SGDĐT- GDTrH  của Sở GD&ĐT Hải Dương ngày 08 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề của tổ ( nhóm ) chuyên môn trong trường phổ thông;

- Kế hoạch số 01/ KH-PGDĐT của Phòng GD&ĐT Ninh Giang  ngày  10  tháng  9  năm 2015 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp THCS huyện Ninh Giang ;

- Căn cứ tình hình thực tế của các trường THCS Hưng Thái - Hoàng Hanh - Văn Giang - Văn Hội, 4 trường cùng nhau xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo cụm năm học 2015 - 2016 cụ thể như sau :

2. Mục đích

- Xây dựng được các chủ đề dạy học đưa vào phân phối chương trình để thực hiện ( 4 chủ đề / 1 môn / 1 năm học ). Mỗi chủ đề thực hiện 1 tiết dạy minh họa.

- Thống nhất xây dựng chuyên đề của tổ chuyên môn cấp cụm theo tổ ( 2 chuyên đề của tổ CM/ 1 tổ / 1 năm học )

- Thống nhất sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH theo tổ ( 4 bài / 1 tổ / 1 năm ) . Bài dạy sẽ lấy 2 bài ở chuyên đề của tổ chuyên môn, 1 bài ở phần dạy học theo chương trình trường học mới VNEN và 1 bài ở môn bất kỳ Tổ trưởng mỗi trường tự chọn để làm hồ sơ.

- Xây dựng bài dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới VNEN với 2 môn Văn , Toán ở khối 6 ( 1 bài / 1 môn / năm học )

- Xây dựng được đội ngũ giáo viên cốt cán để chấm thi trong Hội thi giáo viên dạy giỏi mỗi trường.

- Tạo nhóm sinh hoạt trên trang truonghocao.edu.vn .

3. Yêu cầu

- 100% CBGV của 4 trường tham gia theo sự phân công môn học.

- Thực hiện tốt 6 mục đích chính đã nêu trên đặc biệt là việc xây dựng chủ đề dạy học đưa vào phân phối chương trình môn học.

- Cụm chuyên môn sinh hoạt ít nhất 1 lần / 1 tháng theo yêu cầu công việc.

- Tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn và các giáo viên chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo kế hoạch để trao đổi.

4. Kế hoạch cụ thể.

- Mỗi tháng sinh hoạt chuyên môn theo cụm ít nhất 1 lần vào Thứ 5 .

Ngày/Tháng/Năm

Nội dung công việc

Địa điểm

Người điều hành/ thực hiện

08/10/2015 ( 13h30' tại Hội trường xã Hưng Thái )

- Họp chung toàn cụm triển khai mục đích, yêu cầu, kế hoạch cụ thể của việc SHCM theo cụm.

- Phân công Tổ trưởng tổ KHTN, KHXH trong cụm

13h30' tại Hội trường xã Hưng Thái

 

Đ/c Nhiễm

- Phân công làm chuyên đề của tổ CM : Hoàng Hanh : Toán ( HK1 ), Văn Hội : Văn ( HK1 ), Văn Giang : Anh ( HK2) , Hưng Thái : Sinh ( HK2 )

- Phân công lập kế hoạch, viết báo cáo chuyên đề, thư ký viết biên bản.

- Phân công dạy tiết minh họa theo mô hình VNEN lớp 6 hai môn Toán, Văn ( 1 tiết/ 1 môn / 1 năm ) tại Hưng Thái . Giáo viên dạy Toán : đ/c Thưởng ; Giáo viên dạy Văn : đ/c Huế

- Thông qua kế hoạch Hội thi GVDG cấp cụm

 

Đ/c Phương

- Phân công lập kế hoạch, viết báo cáo chuyên đề, thư kí viết biên bản

 

Tổ trưởng tổ KHTN, KHXH

- Thảo luận Chủ đề dạy học các bộ môn và thống nhất PPCT thực hiện. Phân công công việc các nhóm chuyên môn từng trường thực hiện. ( Thống nhất PPCT trước ngày 15/10/2015 nộp Hiệu trưởng mỗi trường ký duyệt để thực hiện )

- Phân công thư ký ghi chép biên bản các buổi sinh hoạt.

14h30' tại các lớp học của Trường THCS Hưng Thái

Nhóm trưởng

26/11/2015

- Báo cáo chuyên đề ( 2 tổ )

- Dạy minh họa

- Thống nhất chuyên đề.

THCS Hoàng Hanh

- Nhóm chuyên môn được phân công.

- Dự giờ theo tổ KHTN, KHXH

 

17/12/2015

- Dạy minh họa chủ đề

Tại trường nhóm trưởng chỉ định

Nhóm chuyên môn

21/01/2016

- Dạy minh họa chủ đề

Tại trường nhóm trưởng chỉ định

Nhóm chuyên môn

18/02/2016

- Dạy minh họa chủ đề

Tại trường nhóm trưởng chỉ định

Nhóm chuyên môn

17/3/2016

- Báo cáo chuyên đề ( 2 tổ )

- Dạy minh họa

- Thống nhất chuyên đề

THCS Hoàng Hanh

- Nhóm chuyên môn được phân công.

- Dự giờ theo tổ KHTN, KHXH

14/4/2016

- Dạy minh họa chủ đề

Tại trường nhóm trưởng chỉ định

Nhóm chuyên môn

05/5/2016

- Dạy minh họa bài học theo chương trình VNEN ( 2 tiết Toán , Văn )

THCS Văn Giang

- Nhóm chuyên môn Toán, Văn .

- Dự giờ theo tổ KHTN, KHXH

5. Danh sách CBGV sinh hoạt chuyên môn theo cụm .

5.1 . Danh sách ban điều hành.

 

Stt

Họ và tên

Trường THCS

Nhiệm vụ phân công

Số điện thoại

1

Nguyễn Thị Hương

Hưng Thái

Cụm trưởng

0942110770

2

Bùi Đình Nhiễm

Văn Hội

Cụm phó

0988541029

3

Đoàn Văn Bằng

Hoàng Hanh

Ủy viên

0977013996

4

Phạm Thị Hường

Văn Giang

Ủy viên

0988902945

5

Đỗ Thị Ngần

Quang Hưng

Ủy viên

 

6

Trương Thị Như Hoa

Hoàng Hanh

Ủy viên

01295182888

7

Bùi Tuấn Phương

Văn Hội

Ủy viên

0986537260

8

Nguyễn Việt Khoa

Hưng Thái

Thư ký

0902025911

 

5.2. Danh sách giáo viên.

Stt

Họ và tên

Trường THCS

Tham gia sinh hoạt CM môn

Nhiệm vụ phân công

Số điện thoại

1

Trương Thị Như Hoa

Hoàng Hanh

Văn

 TT tổ KHXH

 

2

Nguyễn Thị Hoài

Hoàng Hanh

GDCD

 

 

3

Trịnh Thị Nhâm

Hoàng Hanh

Văn

 

 

4

Nguyễn Thế Quang

Hoàng Hanh

Mĩ Thuật

Nhóm trưởng 

 

5

Đặng Thị Giang

Hoàng Hanh

Tiếng Anh

 

 

6

Bựi Thị Thủy

Hoàng Hanh

Tiếng Anh

 

 

7

Nguyễn Thị Nhung

Hoàng Hanh

Toán

 

 

8

Phạm Thị Thưởng

Hoàng Hanh

Toán

 

 

9

Đàm Đình Thuận

Hoàng Hanh

Thể dục

 

 

10

Trần Quốc Bảo

Hoàng Hanh

Hóa học

 

 

11

Nguyễn T. Anh Dương

Hoàng Hanh

Sinh học

 

 

12

Vũ Thuý Hằng

Hoàng Hanh

Lịch sử

Nhóm trưởng 

 

13

Phạm Thị Duyên

Hoàng Hanh

Tin học

Nhóm trưởng  

 

14

Đặng T. Hồng Nhung

Hoàng Hanh

Vật Lí

 

 

15

Nguyễn Đắc Tuyên

Hoàng Hanh

Âm nhạc

 

 

16

Vũ Thị Kim Ngân

Hoàng Hanh

Địa lí

 

 

17

Bùi Tuấn Phương

Văn Hội

Hóa học

TT tổ KHTN 

 

18

Phạm Thị Oanh

Văn Hội

Toán

Nhóm trưởng  

 

19

Phạm Tiến Dũng

Văn Hội

Vật Lí

 

 

20

Vũ Thị Giang

Văn Hội

Tin học

 

 

21

Vũ Thị Hương

Văn Hội

Văn

 

 

22

Nguyễn Thị Sim

Văn Hội

Lịch sử

 

 

23

Nguyễn Thị Huệ

Văn Hội

Văn

 

 

24

Đỗ Thị Tươi

Văn Hội

Tiếng Anh

Nhóm trưởng  

 

25

Trần Thị Thanh Huyền

Văn Hội

Tiếng Anh

 

 

26

Vũ Duy Uy

Văn Hội

Sinh học

 

 

27

Đặng Thị Thanh Tuyền

Văn Hội

GDCD

 

 

28

Nguyễn Tất Sinh

Văn Hội

Thể dục

 

 

29

Nguyễn Huy Kiên

Văn Hội

Địa lí

 

 

30

Nguyễn Văn Chuân

Văn Hội

Âm nhạc

 

 

31

Bùi Thị Thủy

Văn Hội

Mĩ Thuật

 

 

32

Nguyễn Thị Mai

Văn Hội

Công nghệ

 

 

33

Nguyễn Đức Kiên

Văn Giang

Tiếng Anh

 

 

34

Trần Thị Lan Anh

Văn Giang

Âm nhạc

 Nhóm trưởng 

 

35

Nguyễn T Hồng Lý

Văn Giang

Văn

 TP Tổ KHXH

 

36

Vũ Khắc Quân

Văn Giang

Văn

 

 

37

Nguyễn Văn Quyến

Văn Giang

Sinh học

 

 

38

Bùi Văn Du

Văn Giang

Hóa học

 

 

39

Nguyễn Thuý Hằng

Văn Giang

Công nghệ

 

 

40

Nguyễn Đắc Viện

Văn Giang

Vật Lí

TP tổ KHTN -

Nhóm trưởng

 

41

Đỗ Thị Thanh Nhài

Văn Giang

Thể dục

 

 

42

Bùi Thị Thương

Văn Giang

GDCD

 

 

43

Đoàn Thị Hà

Văn Giang

Lịch sử

 

 

44

Vũ Huy Thuỳ

Văn Giang

Tiếng Anh

 

 

45

Nguyễn Quang Thịnh

Văn Giang

Tin học

 

 

46

Bùi Thị Ngọc

Văn Giang

Toán

 

 

47

Nguyễn T Hương Lan

Văn Giang

Địa lí

 

 

48

Nguyễn Việt Khoa

Hưng Thái

Toán

 

 

49

Nguyễn Xuân Chính

Hưng Thái

Sinh học

Nhóm trưởng  

 

50

Nguyễn Xuân Trường

Hưng Thái

Hóa học

 Nhóm trưởng 

 

51

Bùi Văn Linh

Hưng Thái

Vật Lí

 

 

52

Bùi Thị Huyền Trang

Hưng Thái

Tin học

 

 

53

Phạm Văn Đáng

Hưng Thái

Công nghệ

 Nhóm trưởng 

 

54

Kim Thị Hài

Hưng Thái

Thể dục

Nhóm trưởng  

 

55

Phạm Thị Chanh

Hưng Thái

Địa lí

Nhóm trưởng  

 

56

Nguyễn Thị Huế

Hưng Thái

Văn

 

 

57

Vũ Kim Thoa

Hưng Thái

GDCD

Nhóm trưởng  

 

58

Nguyễn Danh Tĩnh

Hưng Thái

Lịch sử

 

 

59

Nguyễn Thị  Dương

Hưng Thái

Tiếng Anh

 

 

60

Phạm Thị Phương

Hưng Thái

Âm nhạc

 

 

61

Bùi Thị Mơ

Hưng Thái

Văn

 

 

62

Phạm Quang Nhật

Quang Hưng

Vật lí

 

 

63

Phạm Thị Nhinh

Quang Hưng

Văn

 

 

64

Phạm Quang Sao

Quang Hưng

Toán

 

 

65

Phạm Thị Mí

Quang Hưng

Lịch sử

 

 

66

Đoàn Trung Sĩ

Quang Hưng

TD

 

 

67

Vũ Thị Hương

Quang Hưng

Tiếng anh

 

 

68

Vũ Duy Dậu

Quang Hưng

Âm nhạc

 

 

69

Bùi Thị Thu

Quang Hưng

GDCD

 

 

70

Phạm Thị Oanh

Quang Hưng

Công nghệ

 

 

71

Nguyễn Thị Hà

Quang Hưng

Toán

 

 

72

Nguyễn Văn Thùy

Quang Hưng

Hóa

 

 

 

6. Quy định quy trình công việc và hồ sơ lưu .

( Theo các công văn : 1258/SGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 9 năm 2013; 1250 /SGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 10 năm 2014 ; 1052/ SGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 9 năm 2015 )

6.1. Chuyên đề của tổ chuyên môn.

6.1.1. Các bước tiến hành.

            Bước 1:  Công tác chuẩn bị

                - Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động;

            - Dự kiến những phương tiện, thiết bị cần cho hoạt động;

            - Dự kiến giao nhiệm vụ cho từng thành viên và thời gian hoàn thành công việc.

            Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề

            - Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn;

            - Phân công giáo viên viết biên bản (nghị quyết);

            - Tổ trưởng điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc; khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp: mời giáo viên cũ phát biểu trước, giáo viên mới phát biểu sau; Biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu;

            - Các thành viên được phân công viết chuyên đề báo cáo nội dung.

            Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề

            - Tổ trưởng chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại của chuyên đề, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy.

6.1.2.  Hồ sơ sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn gồm:

            - Kế hoạch triển khai: Trình bày rõ mục tiêu, yêu cầu của tổ chuyên môn, thời gian thực hiện từng bước (giờ, ngày, tháng) bước 1, bước 2, bước 3; tên chuyên đề, địa điểm tổ chức, phân công người chuẩn bị, người báo cáo chuyên đề, thành phần tham dự, phân công người hỗ trợ thiết bị, người viết biên bản,… Bản kế hoạch có chữ ký duyệt (dấu đỏ) của Hiệu trưởng.

            - Toàn văn báo cáo chuyên đề (bản in hoặc viết tay)

            - Biên bản (2 bản): Buổi sinh hoạt tổ triển khai kế hoạch, buổi sinh hoạt tổ thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết.

6.2. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH .

6.2.1 . Các bước tiến hành.

Bước 1: Họp tổ chuyên môn: Xác định mục tiêu, chuẩn bị bài dạy.

      - Tổ chuyên môn chọn một bài dạy cụ thể để dạy minh họa.

                  - Các GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn... Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý.

      - Tổ trưởng chuyên môn (gọi tắt là tổ trưởng) giao cho giáo viên trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án. Các thành viên khác có nhiệm vụ nêu kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.

Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ:

- Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu bài giảng minh họa ở một lớp học cụ thể, tất cả giáo viên trong tổ tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.

- Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:

+ Giáo viên ngồi dự giờ đối diện với học sinh ngồi học hoặc ngồi hai bên phòng học sao cho quan sát được tất cả các học sinh thuận tiện nhất. 

+ Phương tiện: Giáo viên dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học tập của học sinh bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp ảnh.

- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, thái độ tập trung đến bài học của từng học sinh thông qua đó đánh giá được mức độ nắm vững bài của học sinh, sự hào hứng hoặc thờ ơ với bài học của học sinh, những khó khăn của học sinh, tìm mối liên hệ giữa việc học của học sinh với tác động của phương pháp, nội dung dạy học.

Bước 3: Họp tổ chuyên môn: Suy ngẫm, thảo luận, tìm giải pháp khắc phục:

- Giáo viên dạy tự nhận xét về hiệu quả giảng dạy của mình: Ý tưởng đã thực hiện được, chưa thực hiện được so với giáo án đề ra, những tình huống nảy sinh ngoài giáo án.

- Toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật, hạn chế chính, hiệu quả bài giảng đối với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, không đi sâu phân tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy.

- Gợi ý thảo luận về bài dạy minh họa: Trong tiết học hoạt động nào hiệu quả, chưa hiệu quả; học sinh nào hứng thú, học sinh nào không hứng thú; học sinh nào khó khăn trong học tập, mức độ học sinh lĩnh hội kiến thức ra sao, tìm ra các nguyên nhân, từ đó phân tích về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy đưa ra đã phù hợp chưa, ưu điểm, hạn chế gì, đề xuất cách khắc phục.   

Bước 4: Áp dụng:

Trên cơ sở bài dạy minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày.

6.2.2. Hồ sơ sinh hoạt tổ chuyên môn theo "nghiên cứu bài học" gồm:

            - Kế hoạch triển khai: Trình bày rõ mục tiêu, yêu cầu của tổ chuyên môn, thời gian thực hiện từng bước (giờ, ngày, tháng); tên bài dạy, chọn lớp học sinh dạy, địa điểm dạy, phân công nhóm soạn bài, người dạy minh họa, thành phần tham dự (cả tổ), phân công người hỗ trợ thiết bị, người viết biên bản,…Bản kế hoạch có chữ ký duyệt (dấu đỏ) của Hiệu trưởng.

            - Giáo án thiết kế bài dạy minh họa

            - Biên bản (2 bản): Buổi sinh hoạt tổ triển khai kế hoạch, buổi sinh hoạt tổ thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết.

            - Phiếu dự giờ (Không xếp loại giáo viên): Phân công một giáo viên có năng lực, cùng chuyên môn với môn dạy minh họa ghi chép lại diễn biến tiết dạy (chủ yếu thu thập dữ kiện về bài học, diễn biến tình hình học tập của học sinh) có thể kèm theo hỉnh ảnh, hoặc clip minh họa.

6.3. Sinh hoạt nhóm chuyên môn theo Chủ đề ( chuyên đề ).

            6.3.1. Các bước tiến hành.

   Bước 1. Xây dựng chuyên đề dạy học

Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài, từng tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.

Cách xây dựng các chuyên đề thực hiện theo tinh thần đã tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo từ tháng 8/2014 về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.  

Bước 2. Biên soạn câu hỏi/ bài tập

Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu về nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao), xác định hệ thống năng lực cần đạt của học sinh và xác định các phương pháp, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh. 

Bước 3. Thiết kế tiến trình dạy học

Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng.

Bước 4. Tổ chức dạy học và dự giờ

Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không bị học sinh “bỏ quên”.

- Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.

Bước 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học

Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.

Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Nội dung

Tiêu chí

 

    1. Kế hoạch và

tài liệu dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

 

 

2. Tổ chức hoạt động học cho

học sinh

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh

 

 

3. Hoạt động

của học sinh

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

            6.3.2. Hồ sơ Sinh hoạt nhóm chuyên môn theo Chủ đề ( chuyên đề ) :

            - Phân phối chương trình thể hiện chủ đề ( chuyên đề )

            - Toàn văn văn bản xây dựng chủ đề ( chuyên đề ).

            - Biên bản thảo luận xây dựng chủ đề ( chuyên đề ), phân tích bài học.

            - File video ghi tiết dạy minh họa.

            - Phiếu dự giờ tiết dạy minh họa.

7. Tổ chức thực hiện

- Cụm trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt cụm, báo cáo kế hoạch về phòng GD&ĐT huyện. Họp lãnh đạo các nhà trường để cùng phối hợp thực hiện.

- Cụm phó chuyên môn và thư kí của cụm có trách nhiệm giúp Cụm trưởng  thực thi các công việc chuyên môn theo thẩm quyền để  cụm hoạt động đạt hiệu quả.

- Các nhóm trưởng chuyên môn trong cụm chủ động, sáng tạo và luôn tham mưu cho lãnh đạo cụm  các vấn đề về chuyên môn, tổ chức... để việc sinh hoạt chuyên môn thành nề nếp và hoạt động đạt chất lượng cao, hiệu quả, thiết thực.

8. Kinh phí tổ chức

            - Tổ chức ở trường nào thì trường đó chịu trách nhiệm phần khánh tiết, tổ chức, máy móc, nước uống.

            - Các đơn vị tham gia đóng góp kinh phí  hỗ trợ đơn vị đăng cai công tác tổ chức ( nếu thực tế phát sinh )

            - Cá nhân tự túc phương tiện đi lại, máy móc phục vụ giảng dạy và in ấn tài liệu.

Trên đây là Kế hoạch sinh hoạt cụm chuyên môn năm học 2015-2016, đề nghị 4 trường THCS Hưng Thái, Văn Giang, Văn Hội, Hoàng Hanh, Quang Hưng triển khai thực hiện đầy đủ, đạt hiệu quả và đúng thời gian qui định.

 

 Nơi nhận:

 - Phòng GD&ĐT ( đê b/c)

 - Lãnh đạo 5 trường (để phối hợp thực hiện)

 - Lưu VT các trường.

Cụm trưởng

 

 

 

Nguyễn Thị Hương

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1

CẤU TRÚC MỘT CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

Tên chuyên đề : …(Viết chữ in hoa có dấu)

  1.         Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
  1. Nội dung 1: ….(thời lượng)
  2. Nội dung 1: ….(thời lượng)
  3. Nội dung 1: ….(thời lượng)

……

  1.          Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển  trong dạy học chuyên đề.
  1. Nội dung 1:….
  1. Chuẩn kiến thức
  2. Kĩ năng
  3. Thái độ
  4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
  5. Các phương pháp dạy học
  1. Nội dung 2:….
  1. Chuẩn kiến thức
  2. Kĩ năng
  3. Thái độ
  4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
  5. Các phương pháp dạy học
  1. Nội dung 3:….
  1. Chuẩn kiến thức
  2. Kĩ năng
  3. Thái độ
  4. Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
  5. Các phương pháp dạy học

Ghi chú: Nếu chuyên đề có 1 nội dung thì phần: Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển  trong dạy học chuyên đề chỉ cần trình bày 1 lần

  1. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.

Nội dung

Loại câu hỏi/bài tập

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu (Mô\ tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

 

 

  1. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
  1. Nhận biết
  2. Thông hiểu
  3. Vận dụng
  4. Vận dung cao
  1.         Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.
  1. Nội dung 1: Tên nội dung ( Thời lượng)

Hoạt động 1. ( Thời lượng)

Hoạt động 2. ( Thời lượng)

Hoạt động 3. ( Thời lượng)

……….

  1. Nội dung 2: Tên nội dung ( Thời lượng)

Hoạt động 1. ( Thời lượng)

Hoạt động 2. ( Thời lượng)

Hoạt động 3. ( Thời lượng)

……….

  1. Nội dung 3: Tên nội dung ( Thời lượng)

Hoạt động 1. ( Thời lượng)

Hoạt động 2. ( Thời lượng)

Hoạt động 3. ( Thời lượng)

……….

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện công văn hướng dẫn về việc Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Văn Hội, chiều ngày 19-12-2023 chi bộ trường THCS Văn ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 22 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hi vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn số ... Cập nhật lúc : 8 giờ 30 phút - Ngày 19 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn liên trường (THCS Văn Hội, Văn Giang, Tân Quang I, Tân Quang II), được sự thống nhất của BGH các nhà trường và hai nhóm chuyên môn Ngữ Văn( Tổ KHX ... Cập nhật lúc : 22 giờ 3 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2023; Thiết thực tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, Ban Thườn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 22 phút - Ngày 4 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 11 về trong cái se lạnh của thời tiết, thầy và trò các thế hệ nhà giáo Việt Nam nói chung thầy và trò trường THCS Văn Hội nói riêng lại hân hoan chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam bằng vi ... Cập nhật lúc : 14 giờ 57 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết “An toàn giao thông” (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Bởi tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ... Cập nhật lúc : 9 giờ 34 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Văn Hội, chiều ngày 11 tháng 11 năm 2023 chi bộ trường THCS Văn Hội đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm đánh giá xếp loại chất lượng đối với ... Cập nhật lúc : 5 giờ 5 phút - Ngày 12 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch năm học của nhà trường, Kế hoạch thi GVG trường nhằm tạo nguồn cho GV tham gia cuộc thi GVG cấp huyện, ngày 2 tháng 11 năm 2023, trường THCS Văn Hội đã tổ chức Cuộc thi GV ... Cập nhật lúc : 20 giờ 35 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện hướng dẫn số 43/HDLN-LĐLĐ-PGD &ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Liên đoàn lao động huyện Ninh Giang “ Về việc tổ chức Hội nghị viên chức người lao động năm học 2023-2024” chiều ngày ... Cập nhật lúc : 15 giờ 19 phút - Ngày 8 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Hòa chung với không khí cả nước hân hoan chào mừng ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 và để tỏ lòng biết ơn tới các bà, các mẹ, các cô giáo, Liên đội Trường THCS Sơn Hà phối ... Cập nhật lúc : 8 giờ 3 phút - Ngày 5 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG